Quy trình xử phạt vi phạm giao thông đường bộ MỚI NHẤT
Quy trình xử phạt vi phạm giao thông sẽ bao gồm 5 bước từ chào hỏi đến kiểm tra giấy…
Quy trình xử phạt vi phạm giao thông sẽ bao gồm 5 bước từ chào hỏi đến kiểm tra giấy tờ, xử lý vi phạm, ra quyết định xử lý, thi hành quyết định. Những bước này diễn ra như thế nào hãy cùng tìm hiểu thông tin bên dưới.
Nhiều mâu thuẫn giữa CSGT và người dân hiện nay đặt ra một vấn đề về quy trình xử lý vi phạm của CSGT, cần phải thực hiện nghiêm chỉnh và đúng quy trình để không xảy ra những sự việc đáng tiếc.
Nhưng chưa chắc ai cũng biết quy trình xử lý vi phạm giao thông như thế nào là đúng? Và người tham gia giao thông cũng hiểu rõ về điều đó, vậy quy trình xử lý gồm những bước nào?
Sau đây afdevinfo.com sẽ giới thiệu đến mọi người những bước xử lý vi phạm đúng chuẩn nhất.
Tóm tắt nội dung
Lực lượng nào được phép dừng các phương tiện khi tham gia giao thông?
Không phải lực lượng nào cũng được phép yêu cầu người đi đường dừng lại để xử lý vi phạm giao thông. Mọi người có thể xem thử lực lượng có quyền yêu cầu dừng xe theo từng nhóm như sau:
Cảnh sát giao thông (CSGT)
CSGT chỉ được quyền yêu cầu dừng xe khi họ đang làm nhiệm vụ và trong những trường hợp nhất định như: phát hiện thấy vi phạm, hoặc theo kế hoạch được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
Công an phường xã, cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động
Lực lượng này có quyền yêu cầu người dân dừng xe khi phối hợp với CSGT theo kế hoạch được phân công thì họ cũng có quyền dừng xe xử phạt.
Hình ảnh: Lực lượng cảnh sát cơ động xử phạt vi phạm giao thông
Thanh tra giao thông
Thanh tra giao thông chỉ được yêu cầu dừng xe khi phát hiện vi phạm có nguy cơ gây hư hỏng công trình đường bộ.
Lực lượng khác
Những lực lượng khác có thể là quản lý thị trường, dân phòng, dân quân tự vệ…được phép yêu cầu dừng xe nếu phát hiện vi phạm trong lĩnh vực quản lý của họ, chứ không có quyền dừng xe xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông.
>>> Không phải lúc nào CSGT cũng được phép dừng xe, mời bạn xem ngay: Trường hợp CSGT được phép dừng xe bạn theo đúng quy trình xử phạt vi phạm giao thông
Quy trình dừng phương tiện và xử phạt vi phạm giao thông
Bước 1: Chào hỏi
Khi thổi phạt và yêu cầu người dân dừng xe CSGT phải có thái độ kính trọng, đúng mực, tận tụy và bắt buộc phải chào hỏi người dân theo đúng hiệu lệnh Công an nhân dân.
Việc chào hỏi người dân là điều bắt buộc được quy định rõ tại Khoản 1 điều 10 Thông tư số 60/2009/TT-BCA ngày 29/10/2009 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ.
Điều này CSGT được phép lượt bỏ khi rơi vào những trường hợp như người vi phạm có dấu hiệu tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa…
Sau khi CSGT chào bạn, bạn cũng nên chào lại và chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp.
Hình ảnh: CSGT phải chào hỏi người dân
Bước 2: Kiểm tra giấy tờ và thông báo lỗi
Sau khi chào hỏi, CSGT phải yêu cầu người dân đưa ra những giấy tờ như chứng minh nhân dân, bằng lái xe, giấy tờ xe. Đây là những yêu cầu bắt buộc người dân phải thực hiện.
Sau khi kiểm tra giấy tờ, CSGT hãy nêu ra lỗi vi phạm khi người dân vừa vi phạm trên đường và những giấy tờ chưa đúng quy định.
Bước kiểm tra giấy tờ và thông báo lỗi là quy định trong Điều 16 Thông tư 6/2012/TT-BCA.
Bước 3: Xử lý vi phạm
Tùy vào lỗi vi phạm sẽ có mức xử lý khác nhau, việc này đã được quy định trong Điều 17 Thông tư 65/2012/TT-BCA.
Xử phạt hành chính không lập biên bản
Xử phạt hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp phạt cảnh cáo. Mức phạt tiền sẽ rơi vào khoảng 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.
Xử phạt hành chính sẽ do người thẩm quyền tại đó thu và xử lý ngay tại chỗ.
Sau đó người vi phạm nộp phạt, rồi nhận biên lai tương ứng với số tiền rồi rời đi. Biên lai phải có đóng dấu đơn vị thu bên trên và bên trái tờ biên lai.
Xử phạt hành chính lập biên bản
Dựa vào tính nghiêm trọng của lỗi sai mà ra quyết định xử phạt có lập biên bản hay không.
Biên bản vi phạm phải có đầy đủ nội dung về thời gian và địa điểm lập biên bản, thông tin người lập biên bản, thông tin người vi phạm…
Biên bản vi phạm sẽ được lập 2 bản, có chữ ký của cả người lập bản và người vi phạm.
Hình ảnh: Biên bản xử phạt vi phạm giao thông
Nếu người chưa đủ tuổi vị thành niên vi phạm giao thông, biên bản sẽ được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
Tạm giữ phương tiện
Việc tạm giữ phương tiện chỉ được dùng khi cần xác minh tình tiết vi phạm để ra mức xử phạt. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Thời gian tạm giữ phương tiện, giấy phép là 7 ngày, tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề…
Bước 4: Ra Quyết định xử phạt
Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong vòng 7 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Thời gian ra quyết định cho những vụ vi phạm phức tạp là 30 ngày.
Bước 5: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Người vi phạm phải có trách nhiệm chấp hành đóng phạt trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt
Quy trình xử phạt vi phạm giao thông phải được thực hiện đầy đủ các bước tránh gây ra những mâu thuẫn và hậu quả không đáng có giữa cơ quan quản lý và người vi phạm.
Người dân cũng cần phải nắm rõ những bước này để tránh mất đi quyền lợi công dân mình được có.
Hy vọng những thông tin về luật giao thông mà chúng tôi chia sẻ bên trên sẽ hữu ích với bạn.
Nguồn: tổng hợp từ Tạp chí lái xe