Sunday, November 24, 2024
Blog Wiki Về Phần Mêm Và Thủ Thuật IT


Mộng du là gì ? Lý giải hiện tượng mộng du

  Mộng du là gì ? Lý giải hiện tượng mộng du Khái niệm mộng du là gì? Mộng du…

By Dương Ngọc , in Tin tức , at Tháng Mười Một 7, 2018

 

Mộng du là gì ? Lý giải hiện tượng mộng du

Khái niệm mộng du là gì?

Mộng du là biểu hiện cao nhất của chứng rối loạn giấc ngủ, con người thức dậy làm những hành động đời thường nhưng hoàn toàn không ý thức.

Theo NCBI, về khoa học y tế, mộng du là loại rối loạn giấc ngủ, con người tỉnh dậy trong đêm và làm những hành động bình thường như nấu ăn, uống trà , dọn dẹp… nhưng thực tế bản thân lại không nhận thức được. Khi những hành động này vượt xa sự vô hại, đến mức hãm hiếp, bạo lực hoặc giết người, mộng du trở thành bất hợp pháp. Đây là một hiện tượng khó hiểu đối với y học và pháp luật. Một tối vào năm 1987, chàng trai Kenneth Parks bị mộng du. Anh từ giường của mình trở dậy, đi lang thang ra khỏi nhà, lái xe 14 dặm về nhà cha mẹ vợ. Kenneth đã giết chết mẹ vợ của mình, làm cha vợ bị thương nặng. Cảnh sát bắt giam Kenneth.

Theo các nhà khoa học, giấc ngủ được chia thành hai phần: giấc ngủ chuyển động nhanh (REM) và giấc ngủ không chuyển động nhanh (NREM). Khi ngả lưng giai đoạn đầu, con người thường bước vào giấc ngủ NREM. Trong giai đoạn này, suy nghĩ bắt đầu trôi dạt, khả năng phản ứng với các kích thích bên ngoài bắt đầu giảm, hoạt động cơ bắp bắt đầu chậm.

Sau NREM, người ta chuyển sang giấc ngủ REM, nơi mà những suy nghĩ về giấc mơ xảy ra và biểu hiện như một số hoạt động não. Trong giai đoạn này, nếu một người cố gắng đánh thức một người trong giấc ngủ, thường người đó thức dậy với một chút mất phương hướng.

mộng du nghĩa là gì

Mộng du nghĩa là gì ? 

Các nhà khoa học cho rằng bình thường cơ chế sinh học của con người trong lúc chuẩn bị bước vào giai đoạn ngủ sâu của giấc ngủ NREM, sang giấc ngủ REM sẽ có sự chuyển tiếp của các dây thần kinh và các cơ trong cơ thể. Tuy nhiên, ở một số người cơ chế này lại không xảy ra. Họ bị xáo trộn giữa hai giai đoạn giấc ngủ, dẫn đến hỗn hợp thức – tỉnh. Họ làm mọi việc nhưng không có ý thức. Điều này dẫn đến một loạt các hành vi như nói chuyện hoặc la hét, đè bẹp chân tay một người. Lâu dần, hiện tượng mộng du xuất hiện như một tập hợp của các hoạt động khác nhau, từ đi bộ đến lái xe, lặp đi lặp lại trong nhiều đêm, thậm chí bạo lực. Đây được coi là một trong những chứng rối loạn giấc ngủ, thường xảy ra phổ biến ở nam giới 7-15 tuổi.

Các hành động thường kéo dài từ vài phút đến một giờ, có thể xảy ra từ mỗi tháng một lần đến nhiều đêm mỗi tuần. Người bị mộng du không nhận thức rõ cảnh vật, âm thanh, mùi vị, thậm chí là cảm giác đau đớn. Khi một người bị mộng du, những người khác thường không đánh thức được họ. Ngược lại, việc đánh thức có thể gây ra những phản ứng bạo lực trở lại.

Các nhà nghiên cứu y học cho rằng, mộng du là sự kết hợp giữa chứng rối loạn giấc ngủ và bệnh thần kinh thoái hóa, bao gồm bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, nhiều chứng teo cơ. Chứng minh cho thấy hơn 2/3 bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu bị rối loạn giấc ngủ cuối cùng đã phát triển các triệu chứng của bệnh tâm thần.

Hầu hết loại rối loạn giấc ngủ khi để lâu sẽ càng trầm trọng hơn. Theo các nhà khoa học, căng thẳng, thiếu ngủ, ma túy, dùng nhiều loại thuốc…  đều làm tăng nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ, nguyên nhân dẫn đến chứng mộng du. Nếu để lâu, tình trạng này càng ngày càng nặng và người bị mộng du sẽ ngày càng có những hành vi bạo lực hơn, gây nguy hiểm tính mạng.

Các nhà nghiên cứu cũng giải thích, nguyên nhân của chứng mộng du có một phần yếu tố của gene di truyền, một phần có ý định bạo lực ngoài đời thực. Đây là điều nguy hiểm. Chứng mộng du chứa đựng rất nhiều bí ẩn nên đến nay con người chưa hiểu hết, vì vậy hiệu quả điều trị còn hạn chế. Cách tốt nhất để chẩn đoán là xét nghiệm đa chiều sâu, tiến hành trong vài đêm. Các xét nghiệm này bao gồm đo các bất thường nào trong não, cơ hoặc mắt. Các chuyên gia về giấc ngủ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giải thích kết quả của các xét nghiệm này. Ngoài ra, còn có nhiều cách để ngăn chặn mộng du, như duy trì lối sống tích cực, năng vận động, tránh dùng các chất kích thích như cà phê và rượu trước khi ngủ, không ăn quá gần giờ đi ngủ. Mỗi ngày nên duy trì giấc ngủ tốt cả về thời lượng và chất lượng, kể cả giấc ngủ trưa.